Các khối u lành tính thường gặp

Khối u lành tính là 1 tình trạng phổ biến và có thể xảy ra đối với bất cứ người nào, bao gồm cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, khác với khối u ác tính, chúng thường không phát triển thành ung thư và không xâm lấn sang các bộ phận khác. Điều trị khối u lành tính phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng và vị trí của khối u đó trong cơ thể.

U lành tính là các khối u tăng trưởng bên trong cơ thể nhưng không có khả năng gây ung thư. Chúng có thể hình thành và phát triển ở bất kỳ bộ phận nào, đa số các khối u được phát hiện thông qua cảm nhận của người bệnh từ bên ngoài đều là u lành tính. 

Khối u ác tính khác khối u lành như thế nào? | Vinmec

Tiếp theo, đó là những dấu hiệu nhận biết u lành tính: các dấu hiệu và triệu chứng của khối u sẽ phụ thuộc vào vị trí cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng, và không phải khối u lành tính nào cũng có các triệu chứng cụ thể. Những dấu hiệu phổ biến nhất mà chúng ta có thể nhận biết khi có u lành tính, đó là đau, khó chịu, ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi, sốt, đổ nhiều mồ hôi đêm, cơ thể ớn lạnh, ăn không ngon miệng, sụt cân. Kích thước của những khối u này thường không quá lớn để có thể gây ra đau đớn hay khó chịu cho người mắc phải.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác dẫn đến các khối u lành tính. Tuy nhiên, vẫn có thể lý giải 1 số yếu tố gây ra vấn đề này.

Bình thường, các tế bào cũ trong cơ thể sẽ chết đi và được thay thế bằng các tế bào mới khỏe mạnh. Khi các tế bào này hoạt động một cách bất thường, chúng sẽ phân chia và phát triển vượt quá mức cho phép, từ đó hình thành nên các khối u. Sự hình thành và phát triển của các khối u lành tính cũng tương tự như các khối u ung thư. Tuy nhiên, các tế bào gây ung thư thường có xu hướng tấn công và lan sang các mô hoặc các bộ phận khác trong cơ thể.

Nhiều người kiêng đường vì sợ đường làm khối u phát triển nhanh hơn: Đâu là

Dưới đây là 1 số khối u lành tính thường gặp:

  • Thứ nhất, khối u vú lành tính: Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến các khối u vú lành tính. Hai trong số các nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này là u nang và u xơ. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng góp phần làm xuất hiện các cục u, chẳng hạn như xơ cứng vú hoặc hoại tử mỡ. Để xác định chính xác khối u vú, bạn có thể thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tại bệnh viện.

  • Thứ 2, Áp xe vú: áp xe vú bao gồm 1 túi mủ gây viêm và 1 khối u gây đau ở vú. Túi mủ được tạo thành từ các loại vi khuẩn, các mảnh vụn và xác bạch cầu trong cơ thể. 

  • Thứ 3, U nang: U nang là một túi có chứa đầy các chất lỏng đang dần phát triển bên trong các mô vú. Tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ có độ tuổi từ 35-50, và phổ biến nhất ở những người gần mãn kinh.

Hầu như, các nang này thường mở rộng và gây đau ở vú ngay trước kỳ kinh nguyệt. Thậm chí, chúng có thể xuất hiện qua đêm. Tuy nhiên, u nang hiếm khi là ung thư ác tính, và chúng có thể được gây ra bởi các tuyến vú bị chặn.

Nang vú là bệnh gì? | Vinmec

Khi chạm vào u nang, bạn sẽ có cảm giác mềm hoặc cứng, tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người. Càng gần bề mặt của vú, u nang sẽ phồng lên, mịn ở bên ngoài, nhưng chứa đầy các chất lỏng ở bên trong. Một khi nằm sâu trong mô vú, những u nang này sẽ có cảm giác như cục cứng vì quanh chúng được bao phủ bởi các mô. Bác sĩ có thể tìm thấy một u nang trong quá trình kiểm tra thể chất của bệnh nhân. 

  • thứ 4, U xơ: U xơ là những khối u rắn chắc, mịn và lành tính; thường gặp nhất ở những phụ nữ ở độ tuổi 20 và 30. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, tình trạng u xơ đang ngày càng gia tăng ở những phụ nữ mãn kinh đang sử dụng các liệu pháp hormone.

U xơ là những khối u không gây đau đớn, giống như những khối cao su di chuyển tự do. U xơ tuyến vú  thường khác nhau về kích thước và có khả năng phát triển ở bất cứ vị trí nào trong các mô vú. Đối với nhiều người, u xơ có thể không cần phải loại bỏ. Tuy nhiên, khi những khối u này to ra trong lúc mang thai và cho con bú, bạn sẽ cần phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ chúng ra khỏi cơ thể.

  • Thứ 5, Hoại tử mỡ: Hoại tử mỡ là một tình trạng xuất hiện các khối tròn, vón cục, nhưng không gây đau do các mô mỡ bị tổn thương và phân hủy bên trong mô vú. Hoại tử mỡ thường xảy ra ở những phụ nữ có bộ ngực rất lớn, có vết thâm tím hoặc đã đi bơm ngực. Tình trạng này cũng có thể là kết quả của việc cắt bỏ khối u và trị xạ một khối u ung thư trước đó.

  • Thứ 6, u nang sữa: U nang sữa là một khối chứa đầy các chất lỏng, thường được gây ra bởi một ống dẫn sữa bị tắc. Tình trạng này xảy ra nhiều nhất ở những phụ nữ đang cho con bú. Đây là một khối u lành tính, có thể tự khỏi sau khi việc tiết sữa kết thúc mà không cần đến sự can thiệp từ các phương pháp điều trị. Trong một số trường hợp nhất định, u nang sẽ được loại bỏ bằng cách hút hoặc phẫu thuật cắt bỏ. Ngoài ra, kháng sinh cũng có thể được sử dụng để ngăn ngừa sự nhiễm trùng.

  • Thứ 7, khối máu tụ: khối máu tụ là 1 khối có chứa đầy máu, gây ra bởi chấn thương hoặc phương pháp phẫu thuật vú

  • Cuối cùng, xơ cứng tuyến vú: Xơ cứng tuyến vú là tình trạng phát triển quá mức của các mô trong thùy vú. Điều này thường dẫn đến đau vú. Mặc dù những thay đổi trong mô vú là rất nhỏ, nhưng chúng có thể được phát hiện trên hình chụp nhũ ảnh dưới dạng vôi hóa và các khối u. Tình trạng này thường bị nhầm lẫn với ung thư, do đó các khối u sẽ được loại bỏ thông qua phẫu thuật sinh thiết.

 

Các khối u trên đa phần đều là những khối u không gây hại cho cơ thể, tuy nhiên nếu để lâu trong người thì cũng không hề tốt, vì vậy nếu có gì bất thường, thì mọi người nên đi kiểm tra ngay để phát hiện và cắt bỏ khối u kịp thời