Cảm xúc tiêu cực làm tăng nguy cơ mắc ung thư như thế nào?
Cuộc sống thường nhật khiến con người rơi vào trạng thái căng thẳng. Việc căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến nhiều tình trạng không tốt thậm chí là nguy hiểm như: trầm cảm, tự kỷ, bệnh tâm thần, đặc biệt trong trường hợp nặng, họ có thể đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh ung thư liên quan đến đường tiêu hóa hoặc hệ thống nội tiết. Vậy, tại sao cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến nguy cơ mắc ung thư như vậy?
Theo GS Zhao Mingwei – Chuyên gia tâm lý học cho biết, cảm xúc tiêu cực có thể bao gồm: sự kiêu ngạo, tự ái, ích kỷ, cáu kỉnh, bực bội, tự ti, chán nản, buồn phiền…Thường xuyên rơi vào trạng thái cảm xúc tiêu cực sẽ khiến cơ thể bị stress kéo dài, và nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng, điều này có thể dẫn đến các bệnh lý cả về tâm thần lẫn thể chất
Khi bị stress, hệ nội tiết của cơ thể sẽ bị rối loạn, dẫn đến việc sản sinh hormone bất thường gây suy giảm hệ miễn dịch. Trên thực tế, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, những người bị căng thẳng triền miên sẽ thường bị cảm lạnh, ốm hoặc mụn trứng cá hơn người bình thường.
stress còn gây tổn thương ty thể - nơi sản xuất năng lượng cho tế bào), khiến các gốc tự do bị giải phóng ra bên ngoài. Gốc tự do là thuật ngữ dùng để chỉ phân tử hóa học bị mất đi electron, phát sinh từ các quá trình chuyển hóa của cơ thể. Vì luôn trong trạng thái bất ổn định, gốc tự do có xu hướng xu hướng lấy electron của phân tử khác để trở về trạng thái cân bằng, điều này rất nguy hiểm vì nó có thể phá hủy các phân tử khác, đặc biệt là các phân tử cấu trúc nên thành phần của tế bào.
Do đó, gốc tự do có liên quan chặt chẽ và là nguyên nhân quan trọng gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể, nếu gốc tự do tấn công vào phân tử lipid ở mạch máu, nó sẽ góp phần gây ra xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, đột quỵ,…; gốc tự do tấn công vào ADN ở nhân tế bào sẽ góp phần làm thay đổi cấu trúc ADN, gây đột biến hoặc chết tế bào, gây lão hóa hoặc nhiều bệnh lý khác nhau.
Bên cạnh đó, Các nội tiết tố do stress tạo ra làm bất hoạt quá trình anoikis (quá trình tiêu diệt và ngăn ngừa sự lây lan của tế bào ung thư). Bên cạnh đó, tình trạng căng thẳng mãn tính cũng thúc đẩy sản xuất các yếu tố tăng trưởng làm tăng nguồn cấp máu, làm tăng tốc độ phát triển của khối u ác tính.
khi căng thẳng, hormone cortisol trong cơ thể được sản sinh. Hormone này có chức năng chuyển hóa chất béo và Carbohydrate, hỗ trợ cung cấp lượng đường cần thiết trong máu nên con người sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn khi lượng cortisol gia tăng. Kết quả, những người bị stress có xu hướng tăng cân nhanh, tiềm ẩn nguy cơ mắc nhiều bệnh.
Ngoài ra, lo lắng làm nồng độ adrenaline trong máu tăng cao đẩy mạnh quá trình trao đổi chất nhưng làm chậm quá trình bài tiết chất béo.
Theo các chuyên gia, mỗi người có thể học cách quản lý căng thẳng, giúp ngăn chặn tình trạng này kéo dài, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Đi dạo: Một trong những bí quyết quan trọng nhất để giảm stress là phải “ngắt kết nối” và tách mình ra khỏi vòng xoáy liên tục của email, tin nhắn, mạng xã hội… Đi tản bộ ở một nơi nhiều cây cối sẽ là giải pháp đáng cân nhắc để thực hiện điều này
- Ăn chocolate đen: Chocolate làm giảm nồng độ cortisol (hormone gây stress) trong máu. Chocolate rất giàu Mg, vitamin B, melatonin và chất chống oxy hóa. Hơn nữa nó có tác dụng thư giãn và kích thích sản xuất endorphin (hormone tạo cảm giác sảng khoái và tâm trạng tốt).
- Mát-xa: Tự xoa bóp và ấn huyệt là việc làm khá dễ dàng để giảm căng thẳng và giúp cơ thể thư giãn
- Tập yoga: Chỉ cần làm một hoặc hai tư thế yoga cũng giúp bạn trấn tĩnh tâm trí và nạp lại năng lượng tích cực cho cơ thể.
- Nghỉ giải lao: Khi mọi thứ trở nên quá bận rộn và bạn cảm thấy mình không thể theo kịp, hãy dừng lại một phút. Nhắm mắt lại, hít thở 5 lần thật chậm và thật sâu. Tập trung vào chính bạn ngay tại thời điểm đó, và sau đó quay trở lại với công việc.