Chậm lành vết thương trong ung thư

Thưa các bạn, chậm lành vết thương xảy ra khi vết thương hoặc vết rách trên da mất nhiều thời gian hơn bình thường để lành. Trong thời gian bị ung thư, việc chậm lành vết thương có thể xảy ra do những thay đổi trên da, tế bào máu, mạch máu và hệ thống miễn dịch.

 

Các vết thương lành chậm có thể gây đau và khó chịu, tăng nguy cơ nhiễm trùng và thậm chí trì hoãn điều trị ung thư. Một số yếu tố tăng nguy cơ chậm lành vết thương trong ung thư gồm có xạ trị, hóa trị, bệnh đái tháo đường, bệnh lý thần kinh ngoại biên, béo phì, phù nề, nhiễm trùng, dinh dưỡng kém v.v… hãy cùng tôi tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này trong video hôm nay.

Vì sao vết thương người lớn tuổi lại lâu lành hơn người trẻ ...

Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu các bước trong chữa lành vết thương. Chữa lành vết thương xảy ra thông qua một loạt các giai đoạn, bao gồm:

-         Giai đoạn 1: Chảy máu và đông máu: Dòng chảy của máu bị chậm lại thông qua sự co thắt của các mạch máu và đông máu. Tiểu cầu trong máu được kích hoạt và dính vào nhau để làm chậm và dừng chảy máu.

-         Giai đoạn 2: viêm: Các tế bào bạch cầu di chuyển đến vị trí tổn thương để loại bỏ các tế bào chết, vi trùng và mảnh vụn. Tế bào giải phóng các yếu tố tăng trưởng kích thích mô mới bắt đầu tái tạo.

-         Giai đoạn 3: sự tái tạo mô mới: Các mạch máu, collagen và tế bào da mới bắt đầu phát triển và các cạnh của vết thương được kéo lại với nhau.

-         Giai đoạn 4: sự trưởng thành: Mô mới trở nên mạnh hơn và khó bị tổn thương hơn

Da thường có khả năng tự phục hồi đáng kể. Tuy nhiên, ngay cả khi da lành đúng cách, vùng bị tổn thương hoặc vùng bị sẹo sẽ không có đủ sức mạnh như vùng da chưa bao giờ bị tổn thương.

Sơ cứu vết thương trầy xước, vết cắt và vết khâu da - Y Học Cộng Đồng

Phương pháp điều trị ung thư thường có thể dẫn đến việc lành vết thương chậm hoặc không hoàn chỉnh. Hiểu được rằng các phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng đến da và làm lành vết thương có thể giúp bệnh nhân sẵn sàng cho các tác dụng phụ có thể xảy ra và điều trị tốt hơn việc chăm sóc vết thương và da.

Việc hóa trị ung thư, có thể gây kích ứng da, khiến da trở nên nhạy cảm, làm loét và tổn thương mô xung quanh vị trí tiêm tĩnh mạch nếu hóa trị qua truyền tĩnh mạch, giảm lưu lượng máu đến vị trí vết thương. Còn đối với xạ trị ung thư, hiệu ứng bức xạ trên da bao gồm kích ứng da, khô và bong tróc, làm mỏng da, xơ hóa mô, tổn thương mạch máu và giảm lưu lượng máu. Đối với liều phóng xạ cao hơn hoặc thường xuyên hơn sẽ dễ dẫn đến việc chậm lành vết thương.

Thêm những thứ này vào nước tắm để có sức khỏe tốt - Báo VTC News

Vậy Mục tiêu chính của việc chăm sóc vết thương là gì? Đó là giữ sạch sẽ, ngăn ngừa nhiễm trùng và nuôi dưỡng làn da để nó tái tạo và chữa lành. Chăm sóc vết thương có thể bao gồm:

Thứ nhất, Giữ vết thương và da gần đó sạch sẽ và khô ráo

Thứ hai, Bôi thuốc mỡ và các sản phẩm chăm sóc vết thương khác để giữ ẩm cho da, nó hoạt động như một rào cản hoặc diệt khuẩn

Thứ 3, Che vết thương bằng băng để bảo vệ vết thương

Bí quyết trị vết thương mau lành, không để lại sẹo -

Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể cần phẫu thuật hoặc sử dụng các thủ thuật khác để hỗ trợ chữa lành vết thương. Các thủ thuật phổ biến bao gồm bóc tách vết thương để loại bỏ mô chết, phẫu thuật sửa chữa hoặc đóng vết thương và điều trị vết thương áp lực âm. Nhân viên y tế sẽ thảo luận về các lựa chọn dựa trên nhu cầu của từng bệnh nhân.

Ngoài ra, tôi xin chia sẻ một vài tips giúp vết thương mau lành để quý vị cùng tham khảo:

Việc cần thiết trước tiên là chúng ta cần phải chia sẻ, nói chuyện với bác sĩ phụ trách của riêng bệnh nhân về việc lành vết thương và những gì sẽ xảy ra trong quá trình điều trị ung thư.

Tiếp theo, thực hiện và tuân thủ đúng theo các hướng dẫn về chăm sóc vết thương và da.

Thứ 3, bảo vệ vết thương và làn da một cách cẩn thận

Thứ 4, kiểm tra da thường xuyên. Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc các vấn đề nảy sinh trong quá trình lành vết thương.

Cuối cùng, Ăn uống lành mạnh. Điều này bao gồm đảm bảo chế độ ăn uống có đủ calo và protein để cung cấp đủ năng lượng và sửa chữa mô. Cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất như vitamin C hay kẽm cũng rất quan trọng.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp đỡ được quý vị trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Cảm ơn quý vị đã theo dõi bài viết của chúng tôi.