Mất ngủ ở bệnh nhân ung thư - cách điều trị

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng phổ biến mà bệnh nhân ung thư mắc phải. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như do tác dụng phụ trong quá trình điều trị, ảnh hưởng của các loại thuốc, lo lắng khi phát hiện bệnh...đều khiến cho bệnh nhân ung thư không có được giấc ngủ ngon. Đối với bệnh nhân ung thư, ngủ đủ và sâu sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và khả năng phục hồi sức khỏe tốt hơn.

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng phổ biến mà bệnh nhân ung thư mắc phải. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như do tác dụng phụ trong quá trình điều trị, ảnh hưởng của các loại thuốc, lo lắng khi phát hiện bệnh...đều khiến cho bệnh nhân ung thư không có được giấc ngủ ngon. 

Đối với bệnh nhân ung thư, ngủ đủ và sâu sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và khả năng phục hồi sức khỏe tốt hơn.

Ngay bây giờ, chúng tôi xin gửi đến các bạn 5 giải pháp để bệnh nhân ung thư có giấc ngủ tốt hơn:

1. Cố định thời gian ngủ:

Cố định thời gian ngủ

Bạn nên cố định thời gian đi ngủ mỗi tối và thời gian thức dậy mỗi sáng. Đảm bảo giấc ngủ kéo dài từ 7-8 giờ mỗi ngày. Ngày cuối tuần bạn cũng nên duy trì thói quen này, tránh việc ngủ quá nhiều vào cuối tuần gây rối loạn sinh hoạt. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, đuối sức sau một tuần làm việc, có thể ngủ thêm vào sáng cuối tuần nhưng thời gian ngủ thêm không quá 2 giờ.

2. Không dùng đồ uống có cồn, cafein

đồ uống có cồn

Để giấc ngủ ngon, không nên dùng đồ uống có cồn, caffeine và chất nicotine sau 5 giờ chiều. Nếu có thể hãy kiêng tuyệt đối các chất kích thích để cơ thể khỏe mạnh, minh mẫn. Bạn cũng không nên ăn quá no sau 19 giờ hoặc ngay trước khi đi ngủ. 

 

3. Không ngủ trưa quá lâu

Sau thời gian điều trị ung thư, bạn thường mệt mỏi và cần giấc ngủ trưa để lấy lại năng lượng. Tuy nhiên, việc ngủ trưa quá nhiều sẽ dẫn đến mất ngủ vào ban đêm. Sau khi ăn trưa, bạn nên thư giãn 30 phút, sau đó chợp mắt khoảng 30 phút. Không nên ngủ trưa sau 15 giờ, và đừng chợp mắt lâu hơn 30 phút.

 

4. Dành thời gian tập thể dục:

Bạn nên dành thời gian tập thể dục thường xuyên, nhưng không nên tập trong vòng 2-3 giờ trước khi đi ngủ. Tập thể dục giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Theo báo cáo của Trung tâm Khoa học Y tế, Đại học Oklahoma, tập thể dục có thể trở thành phương pháp điều trị mất ngủ số một với bệnh nhân ung thư. Thể dục làm giảm sự mệt mỏi, suy nghĩ bi quan và tiêu cực.

 

5. Hạn chế đèn sáng.


Để đèn sáng khi ngủ

Khi đi ngủ hãy hạn chế tối đa để đèn sáng, viết nhật ký, sử dụng điện thoại hoặc xem phim. Hãy để nhiệt độ phòng vừa phải, không quá nóng hoặc lạnh. Nếu sau nửa giờ không thể ngủ được, bạn có thể đọc vài trang sách hoặc nghe nhạc không lời để ngủ ngon hơn.