Ánh sáng xanh ảnh hưởng đến nguy cơ mắc ung thư
Ánh sáng xanh là 1 trong những nhân tố quen thuộc của các loại ánh sáng nhân tạo, trong cuộc sống hiện đại. Hầu hết các loại đèn LED trắng và màn hình thiết bị thông minh như điện thoại hay máy tính bảng đều phát ra loại ánh sáng này.
Phơi nhiễm với ánh sáng vào ban đêm, đặc biệt là ánh sáng xanh, có thể làm giảm tiết melatonin, loại hormone giúp giải tỏa căng thẳng và hỗ trợ giấc ngủ.
Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên quan giữa phơi nhiễm ánh sáng nhân tạo, đặc biệt là ánh sáng xanh, vào ban đêm và nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm: rối loạn giấc ngủ, béo phì và tăng rủi ro mắc ung thư. Các công nhân làm ca đêm được xem là đối tượng có nguy cơ cao trong trường hợp này.
Mới đây, một nghiên cứu được công bố bởi Viện Nghiên cứu Sức khỏe Toàn cầu Barcelona đã phát hiện ra rằng, phơi nhiễm ánh sáng xanh còn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
– TS Manolis Kogevina, đại diện nhóm nghiên cứu, cho biết. Trong nghiên cứu trước, họ đã phát hiện mối liên quan giữa ánh sáng xanh và ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt. Lần này, các nhà nghiên cứu sẽ sử dụng cùng phương pháp để phân tích quan hệ giữa loại ánh sáng này với bệnh ung thư đại trực tràng, cũng là ung thư phổ biến thứ ba trên thế giới. Cụ thể, nhóm tác giả đã phân tích dữ liệu thu thập được trên 2000 người trưởng thành ở thành phố Barcelona và thành phố Madrid của Tây Ban Nha. Trong số này, có 660 người mắc bệnh ung thư đại trực tràng và những người còn lại được lựa chọn ngẫu nhiên từ cộng đồng dân cư. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng không đưa vào danh sách nghiên cứu những người phải làm ca đêm.
Các thông tin kể trên được kết hợp cùng dữ liệu cường độ ánh sáng nhân tạo ngoài trời vào ban đêm ở từng khu vực, sử dụng ảnh từ Trạm vũ trụ Quốc tế, để tính toán.
Kết quả cuối cùng chỉ ra rằng, những người có mức phơi nhiễm ánh sáng xanh cao nhất có nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng lớn hơn 60% so với các nhóm còn lại.
TS Manolis Kogevina giải thích rằng việc Phơi nhiễm với ánh sáng vào ban đêm, đặc biệt là ánh sáng xanh, có thể làm giảm tiết melatonin. Đây là loại hormone được tiết ra bởi tuyến tùng giúp điều chỉnh nhịp sinh học, mà cụ thể giúp cơ thể giải tỏa căng thẳng và dễ đi vào giấc ngủ. Mức độ ảnh hưởng của ánh sáng phụ thuộc vào cường độ và bước sóng của nó”.
Điểm hạn chế của nghiên cứu này là chỉ sử dụng dữ liệu ô nhiễm ánh sáng từ ảnh vệ tinh, mà chưa xét đến các yếu tố liên quan đến hành vi của người tham gia nghiên cứu, vốn cũng có tác động đến nguy cơ ung thư.
Tiến sĩ Manolis Kogevina hy vọng rằng nghiên cứu của họ có thể trở thành nền móng cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn về mối liên quan giữa phơi nhiễm ánh sáng xanh và bệnh tật, đặc biệt là ung thư. Đặc biệt là trong bối cảnh những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái và sức khỏe con ngươi của ánh sáng nhân tạo ngày càng tăng lên.