Hỗ trợ điều trị ung thư bằng cây cỏ ở bản người Dao – Hà Nội

Bản Yên Sơn thuộc xã Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Xã này là nơi sinh sống của những cư dân “lạ lùng”

Họ ở nơi cao nhất, trang phục sặc sỡ nhất, phong tục của người Dao (còn gọi là người Mán) kỳ bí nhất. Bà con vốn ở đỉnh và lưng chừng ngọn núi tổ của Việt Nam – núi Ba Vì. Bây giờ hạ sơn thì văn minh vật chất đi lên trông thấy, nhưng các giá trị muôn một từ nghìn xưa truyền lại thì chưa bao giờ mờ phai. Bà con coi đó là một phần sức mạnh của mình.

Bản Yên Sơn có ông thầy thuốc Lý Văn Nguyên (số điện thoại: 0988716717), trạc ngoại ngũ tuần, đã nghiên cứu và cho ra bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư cho nhiều người chỉ bằng cỏ cây hoa lá ngay trong khu vực mình sinh sống. Câu chuyện này dễ khiến nhiều người không thể tin được, nếu như chưa gặp các “bệnh nhân ung thư thò một hoặc hai chân vào quan tài” rồi nhưng đã được ông Nguyên giúp đỡ.

Coi như gia đình tôi mời bệnh nhân ung thư một cốc nước chè xanh!

Đúng là, ở Việt Nam ta, hiếm có nơi nào như xã Ba Vì và nhóm bản người Dao này: có tới 80% số hộ gia đình hành nghề bán thuốc nam kiếm sống. Trung ương và nhiều tổ chức quốc tế đã về đây nghiên cứu, tôn vinh các báu vật cây cỏ của Ba Vì, cũng như báu vật trong truyền thống nhặt lá lẩu trị bách bệnh của bà con. Một hợp tác xã thuốc Nam ra đời, mỗi gia đình hầu như đều có một vườn thuốc Nam. Bà con đi từ Bắc chí Nam để “hành nghề y dược”.

Trong vai một “khổ chủ” có người nhà bị bệnh ung thư, Bệnh viện K Hà Nội đã trả về, cầm theo cả bệnh án dấu đỏ, chữ ký bác sỹ loằng ngoằng, chúng tôi hỏi thăm đến nhà ông Lý Văn Nguyên. Bản Yên Sơn cách Vườn Quốc gia Ba Vì 20km, gần khu Đá Chông, bà con tốt bụng người Dao nói tiếng Kinh lơ lớ: “Nguyên nó chữa ung thư chứ gì”.

Chúng tôi đứng trước cổng ngõ nhà ông Nguyên gọi, bà cụ mặc quần áo người Dao rực rỡ, mũ có nạm bạc, áo nạm bạc, vòng bạc đeo ở cổ và tay lững thững ra mở cửa. Mắt mờ, chân chậm, nhưng giọng cụ thì sang sảng. Nụ cười cởi mở cứ như là tuổi già chưa bao giờ đến với cụ. Cụ là “cao thủ thuốc Mán” (cách mà dân gian gọi nôm na về thuốc của người Dao). Chính cụ đã truyền nghề cho cậu con trai đằm tính nhất nhà Lý Văn Nguyên. “Nghề này phải mát tính, chịu khó đi rừng nghiên cứu, và đằm tính để biết thương người bệnh, mỗi người mỗi bệnh”, bà cụ nói. 

Trong góc rừng Yên Sơn, bà con nấu cao lá rừng, cô thành bánh đem bán. Nhiều người đi xe máy, đi tàu hỏa khắp Bắc Nam, có khi ngả thúng mủng ra chợ quê bán thuốc Nam. Họ được cấp chứng chỉ hành nghề hẳn hoi, chữa khỏi bệnh cho nhiều người từ phiên chợ trước, để rồi phiên chợ sau bà con lại tìm đến.

Ông Nguyên xem bệnh án “Ung thư dạ dày”, đã cắt ¾ dạ dày mà chúng tôi mang đến. Ông bảo: gặp thầy gặp thuốc thì hy vọng là khỏi. Ai nói chữa bách bệnh, trường hợp nào cũng khỏi là nói phét. “Nhà anh hãy cho mẹ mình uống thuốc, nếu bệnh thuyên giảm thì lại lên đây, tôi bốc cho vài thang nữa. Hôm nay, cứ cho cụ uống thử.

Tôi không lấy tiền đâu. Nhà anh cứ về, bao giờ cụ đỡ bệnh thì hãy nói chuyện tiền. Lá lẩu này tôi đi hái trên núi, tự thái, tự phơi phóng, có đáng là bao. Như mời cụ uống cốc nước chè tươi ở bản Dao ấy mà”, ông Nguyên khoát tay ra vườn chè xanh ngằn ngặt.

“Ung thư vú tôi đã hỗ trợ điều trị được vài ca. Ung thư vòm họng thì chữa được nhiều hơn. Mới mắc bệnh thì có khả năng thuyên giảm bệnh được, nặng hơn thì nhiều khi chỉ có thể kéo dài thời gian sống. Người ung thư dạ dày thì tôi nhớ mãi vụ chữa cho ông Ba (người Chương Mỹ, Hà Nội), đã mổ xong, đã di căn. Tình cờ có người đi mổ nằm cùng phòng bệnh viện, người ta mách lên chỗ ông Nguyên “Mán”, tôi cho thuốc, giờ đã sống thêm được dăm bảy năm rồi mà. Vẫn thấy sống khỏe. Không biết sau này thì ông ấy còn sống được bao nhiêu năm nữa nhưng giờ là qua được cái lúc nguy kịch rồi. Hôm trước, có một bà ung thư vòm họng được tôi cho thuốc và sống khỏe, bà ấy gọi điện cảm ơn, tôi bảo, bây giờ tôi đã biết mặt bà đâu. Con cháu họ mang bệnh án lên là tôi chữa thôi. Tôi nghĩ rồi, cứ phải có bằng chứng sống như thế, thì may ra các vị mới tin, chứ cứ để tôi tự nói thì mọi người sẽ nghi ngờ”, ông Nguyên cười thô mộc, bộc tuệch.

“Hồi đó, em tin chắc là em không sống nổi. Em khẳng định là bác Nguyên đã dùng thuốc lá cứu sống em!”

Một bệnh nhân ung thư ngồi cạnh tôi, đột ngột hỏi ông Nguyên: “xuất phát điểm như thế nào mà ông lại nghiên cứu bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư? Ngày xưa, người Dao ở trên rừng xanh núi đỏ, có bao giờ biết ung thư là gì đâu để mà tìm ra cây cỏ chữa trị cái bệnh này?”.

Ông Nguyên xác nhận: “Đúng ngày xưa chỉ gọi là có ung nhọt thôi chứ làm gì có khái niệm ung thư. Bây giờ người ta thử tế bào thì mới biết là ung thư đấy chứ. Ngày xưa chỉ nói là viêm cơ địa thôi chẳng hạn, bây giờ mới biết bệnh nọ bệnh kia mà. Bây giờ nhiều người đến đòi chữa bệnh, tôi phải thuê người đi hái thuốc, thuê người chế biến, mình chỉ dạy cho họ cách tìm đúng cái cây ấy, cái lá ấy, lấy vào cái giờ ấy thì dược tính của nó mới như mình mong muốn”.

Lân la từ các bệnh nhân chữa trị ung thư ở nhà ông Nguyên, chúng tôi tìm về huyện Quốc Oai, Hà Nội, gặp “người đội mồ sống dậy Nguyễn Thị Thơ, ĐT: 01697184050. Chồng thị Thơ là anh Đạt. Năm nay 39 tuổi, anh đi làm cà phê trong Lâm Đồng. Còn ở nhà, hằng ngày chị Thơ vẫn đi tát nước, cấy cày gặt hái như một người khỏe mạnh.. 

Chị Thơ kể rành rọt: “Em bị ung thư. Hôm em đi mổ ở ngoài Viện K (Hà Nội) là ngày 21/6 âm lịch của năm 2007. Em nhớ, lúc đó con em mới lên 3, em nhớ mà. Hồi đó đang đi buôn bán, thấy chân tay, cơ thể mình nó bị giật giật đau lắm. Nhức lắm. Đau chết đi sống lại. Bố mẹ chồng em đều đã ngoài 80 tuổi rồi. Bà mẹ chồng bảo da em tái quá. Từ chỗ 62kg, em sút còn có hơn ba chục cân. Hôm 25/10/2007, em nhớ là sinh nhật đứa cháu, đau không chịu được nữa, em bắt đầu về Hà Nội để khám. Chồng đi làm cà phê vắng, có xe máy nhưng em không biết đi nên em thuê ông xe ôm ở Quốc Oai chở em đi. . Ra viện K, người ta bảo ung thư di căn, nó chạy lên yết hầu này, ung thư máu giai đoạn nặng lắm. Mổ chậm quá nên nó chạy lên cổ rồi. Bệnh viện họ cho uống thuốc. Em nôn ra máu, đi ngoài cũng ra máu suốt ngày đêm. Chồng em bay từ Lâm Đồng về để đóng quan tài cho em. 10 ngày trời, mỗi ngày mẹ chồng em chỉ đổ được 1 chén uống trà nước cháo vào miệng em thôi. Bà 79 tuổi, tên là Nguyễn Thị Mùi. Cả gia đình, cả xóm làng đều xác định là em sẽ phải chết, rất nhanh thôi. Đau quá lịm đi. Chồng em uất quá xé bỏ hết cả giấy tờ văn bản liên quan đến bệnh của em, bảo rằng để em nhìn vào đó em sẽ chết nhanh hơn đấy. Mà chúng em còn một đàn con dại.”

“Một hôm em chờ xe đi bệnh viện ở ngoài đầu đường Đại lộ Thăng Long này thì gặp một bà bán quán. Bà ấy bảo, nếu bị ung thư, chỉ có cách tìm lên nhà ông Nguyên gì đó ở trên bản Mán Ba Vì. Lúc bấy giờ em còn không biết rằng huyện Ba Vì lại còn có cả xã Ba Vì. Nên em cứ đi tìm khắp huyện mà hỏi ông Nguyên làm thuốc. Đi cả ngày không thấy. Đến lúc thấy, thì trời đã tối, vợ chồng em nản lắm. Ông Nguyên xem bệnh xong, cũng chẳng hứa có khỏi hay không, bảo cứ uống rồi theo dõi. Hôm ở nhà ông Nguyên cùng với em, có một người cứ nôn ọe suốt ngày, ăn gì cũng nôn, do ung thư di căn. Bác ấy cho thuốc vào buổi trưa, bảo sắc lên uống, nếu đến 9h đêm mà còn nôn ọe thì bệnh này tôi không thể nào chữa được. Nếu hết nôn, thì sẽ khỏi. Y rằng rồi người đó được sống, chiến thắng bệnh ung thư. Ông Nguyên bảo rằng di căn nó chạy lên yết hầu rồi, phải trị. Ông ấy cắt thuốc cho em, cho cả thuốc lá đắp vào chỗ yết hầu này, em về cũng đắp, nó bỏng rát trầy cả da ra. Em đắp lá, uống thuốc, đều đặn ngày nào, tháng nào cũng uống. 4 năm trôi qua rồi, em khỏe lắm, đi chợ, đi cấy, đi gặt được rồi. Hiện giờ em vẫn thường xuyên uống thuốc lá của bác Nguyên. Em béo ra thế này, béo như hồi chưa bị ung thư ấy.”

“Em khẳng định, em sống được là nhờ thuốc nhà bác Nguyên. Hồi ấy, bệnh viện K cho đơn thuốc, em uống hết bao nhiêu triệu đồng, em không nhớ nữa, rồi càng uống càng kiệt quệ. Em bỏ tất cả thuốc Tây, đi tìm thuốc Nam. Thế là sống. Đã bao nhiêu lần em ra khu đại lộ Thăng Long để tìm cái chị bán quán đã cứu mình, nhưng chị ấy chuyển đi đâu rồi ấy. Sau đợt ấy, vợ chồng em thuê cả xe ô tô 16 chỗ, đưa bà con trong xóm đi đến bản Dao Yên Sơn nhờ bác Nguyên bắt mạch kê đơn”.

“Mẹ tôi ung thư, sống được đến bây giờ là do cái thuốc nam nhà ông Nguyên đấy. Tôi đã đưa rất nhiều người lên tận nhà ông ấy chữa bệnh, để làm phúc!”
Bà Phạm Thị Thể, 81 tuổi, ở Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội. Con trai là Thuyết (số điện thoại: 01234808322) làm cán bộ ở Hà Nội. Bà cụ bị ung thư vòm họng, không ăn uống gì được. May thế nào lại có người mách đến nhà ông Nguyên. Mách buổi sáng, buổi chiều anh Thuyết lái ô tô lên Yên Sơn luôn. Đến tận bây giờ ông Nguyên vẫn chưa nhìn thấy bà mẹ anh Thuyết lần nào. Anh con trai lên bản Dao cảm ơn bài thuốc lá hỗ trợ điều trị ung thư của ông Nguyên lắm, rằng: “Bà cụ nhà tôi đã có thể leo từ tầng dưới lên tầng trên ngon lành rồi”.

Chúng tôi hỏi anh Thuyết:

– Mẹ anh dạo này sao rồi ạ?

– Mẹ tôi vẫn tốt, vẫn uống thuốc đều.

– Ngoài thuốc của bác Nguyên ra bà còn uống thuốc gì khác không?

– Không uống thuốc gì nữa đâu. Từ lúc phát hiện ra đến giờ khoảng 1 năm rồi. Trước khi lên nhà ông Nguyên lấy thuốc thì mẹ tôi có ra bệnh viện để trị xạ mà. Đợt ấy là hai mươi mấy ngày đấy. Giờ không trị xạ nữa mà chỉ ở nhà thôi. Bây giờ cũng không sử dụng kháng sinh mà chỉ theo thuốc nam của thầy Nguyên. Cũng không ra viện điều trị lần nào cả. Nói chung là sức khỏe của bà vẫn tốt. Mẹ tôi là 81 tuổi rồi. Da dẻ vẫn đẹp chứ không như thời gian đầu đâu. Ăn uống cũng được, ngày ba bốn bát cháo đấy, vẫn đi lại bình thường. Ở khu vực tôi cũng tương đối nhiều người chữa bằng thuốc chỗ ông Nguyên, thấy kết quả rất khả quan.

– Anh có tin là bác Nguyên giúp bệnh của mẹ anh thuyên giảm không? Hay chỉ là xác suất tình cờ mẹ anh sống sót sau “án tử hình ung thư” thôi. Liệu có phải là, do sự may mắn đó mà bệnh của mẹ anh không chữa thì cũng duy trì được lâu như vậy? Vì ung thư cũng có nhiều loại mà?

– Theo như quan điểm của tôi thì chính là nhờ vào thuốc nam đó. Có những người chạc tuổi tôi, nhiều người còn ít tuổi hơn tôi cũng dùng thuốc chỗ ông Nguyên cả mà.

– Ai giới thiệu cho anh Thuyết đến “thầy Nguyên”?

– Là như thế này. Thời điểm này năm ngoái tôi làm nhà chưa xong. Tôi làm cửa bằng gỗ lim, vì lượng gỗ của tôi tương đối lớn nên tốp thợ làm cho nhà tôi đến năm sáu tháng mới xong. Trong lúc các cậu ấy vẫn đang làm dở dang thì bà mẹ tôi đổ bệnh. Các cậu ấy cũng biết, hỏi tôi rằng bà bệnh thế nào, tôi có nói chuyện thì có anh kể rằng mẹ anh ta bị ung thư dạ dày, vợ thì bị hạch chạy chỗ nọ chỗ kia. Nhưng nhờ uống thuốc nam trên Ba Vì mà giờ bà cụ đi lại được, cụ cũng đã đều đặn đi chùa được. Vợ thì không biết có khỏi hay không nhưng làm hơn một mẫu ruộng, nuôi bốn đứa con vẫn bình thường. Tôi mừng quá nên xin địa chỉ và lên nhà thầy Nguyên luôn ngày hôm ấy..

– Trước khi đến với thầy Nguyên thì viện K đã kết luận mẹ anh bị K và cũng đã can thiệp rồi phải không?

– Mẹ tôi không điều trị ở viện K mà điều trị ở viện 103. Sau khi khám, bệnh viện kết luận là bị ung thư thanh quản và đã bị di căn xuống phổi, phổi đã đen rồi. Sau khi lên nhà thầy Nguyên lấy thuốc, mẹ tôi mới uống được khoảng 20 ngày thôi, đi chụp X Quang phổi thì bệnh viện không “đọc” được vì hôm trước chụp X Quang là phổi đen mà đến hôm ấy phổi lại đỏ là làm sao. Kết quả lần trước là đã di căn xuống phổi mà đến bây giờ phổi lại hồi phục. Gia đình tôi có thằng cháu làm ở viện 103 nên để mẹ tôi điều trị ở đấy luôn. Bệnh viện đã kết luận ung thư và cho trị xạ chứ không truyền dịch gì cả. Xạ 23 ngày tương đương với 40 lần tia xạ. Sau đó họ cho về. Vừa rồi, gia đình tôi đưa cụ ra viện kiểm tra thì người ta bảo cái u còn rất nhỏ. 

Tôi phải khẳng định một điều rằng, chúng tôi thường xuyên xuống viện 103, vì có người nhà mà, bác sĩ thì quen biết cả, người ta hỏi thăm và không nghĩ rằng bà nhà tôi còn sống. Nghĩ rằng đã trả về như thế thì chỉ còn một thời gian ngắn nữa thôi chứ không thể nào qua được. Tôi cũng vừa ngồi ở viện 103 về đến nhà xong thì nói chuyện với nhà báo đây. Mẹ tôi được đến bây giờ là do cái thuốc nam của bản Dao đấy. Tôi cũng đã làm phúc, đưa lên tận nhà ông Nguyên gần chục người bệnh rồi, ngày mai tôi lại đưa một bệnh nhân ung thư vòm họng lên chỗ anh Nguyên”.

HẾT

Ông Lý Văn Nguyên nói: Nhà tôi có nghề bốc thuốc từ lá rừng cứu bà con trong bản và trong cả khu vực này, suốt từ năm sáu đời nay rồi. Vì là người dân tộc Dao mà. Cũng như người Thái, người Mông ấy. Họ làm gì có trạm xá bệnh viện gì, họ phải tự cứu lấy mình thôi. Những bí quyết là chỉ trao truyền trong nhà, kiểu chém cột nhà thề không tiết lộ “thiên cơ” cho ai thôi. Còn cách chữa bệnh ung thư, gút (bệnh sau này mới có, bệnh của nhà giàu) là tôi phải tự nghiên cứu mày mò thêm. Đấy, tôi có cái giấy chứng nhận được ngành y tế cấp cho hành nghề kia. Bây giờ lại có thêm sách nước ngoài, sách Đông y có đến 1.600 bài thuốc kia, có phải chuyện đơn giản đâu. Tôi là người dân tộc, có thế nào thì cứ nói như thế thôi.

Nguồn: https://dodoanhoang.wordpress.com/2012/05/25/ung-thu-viet-tiep/