Cải thiện tình trạng ho, khó thở nhờ thảo dược

Thuốc Tây tuy tác dụng nhanh, nhưng chúng có nguồn gốc hóa dược nhiều tác dụng phụ. Hơn nữa đối với những cơn ho mãn tính, thuốc tây không thể nào điều trị được gốc bệnh, mà chỉ làm thuyên giảm triệu chứng. Đông y hiện nay cũng rất phát triển, chúng cực kỳ an toàn, không những hiệu quả cao, mà còn tác động được đến gốc bệnh, giúp nâng cao thể trạng người bệnh.

Những thảo dược đông y dưới đây thường xuyên được sử dụng để điều trị tình trạng ho và khó thở:

1. Chiết xuất tỳ bà diệp:

Tỳ bà diệp là vị thuốc cổ truyền nổi tiếng trong các bài thuốc chữa ho, viêm phế quản, viêm phổi v.v...

Tỳ bà diệp có tác dụng giãn phế quản và kiểm soát các tế bào viêm, ức chế giải phóng các chất trung gian gây viêm, từ đó làm giảm tiết chất nhầy trong đường hô hấp và đưa đờm ra ngoài.

Tính vị qui kinh của tỳ bà diệp và một số bài thuốc chữa bệnh

Đờm được loại bỏ sẽ làm sạch phổi, giúp thông thoáng đường thở, hồi phục chức năng thông khí của phổi. Điều trị ho bằng tỳ bà diệp có rất nhiều bài thuốc, nhưng dưới đây sẽ là 2 bài thuốc tiêu biểu và dễ thực hiện:

- Bài thứ nhất:

Nguyên liệu gồm:

12g lá tỳ bà

8g hoàng liên

12g quả dành dành

8g hoàng bá

4g cam thảo

12g vỏ rễ dâu

12g sa sâm

Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm, sắc uống. Bài thuốc này chữa ho, đờm đặc, miệng đắng, họng khô ráo.

Tỳ bà diệp - Công dụng, liều dùng, kiêng kị của tỳ bà diệp

- Bài thứ 2:

1000g lá tỳ bà

500g mật ong

Đun lá tỳ bà với 4000ml nước, bỏ bã, cô đặc, thêm mật ong, cô lại còn 2000g, cho vào lọ.

Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ khoảng 30ml.

Bài thuốc này chữa viêm phế quản mãn tính, ho lâu ngày không khỏi.


2. Chiết xuất lá bạch đàn:

Bạch đàn là vị thảo dược nổi tiếng có tác dụng "quét sạch" độc tố trong phổi. Hoạt chất chính trong lá bạch đàn là cineole có tính chất sát trùng, long đờm, giảm tắc nghẽn đường thở, giảm ho.

Đồng thời, chiết xuất bạch đàn còn có tác dụng kháng khuẩn mạnh với hoạt tính kháng khuẩn được đánh giá tương đương với kháng sinh gentamycin.

Công dụng tuyệt vời của cây bạch đàn

Để chữa ho, dùng tinh dầu bạch đàn xoa bóp vào các điểm huyệt ở bàn chân, cổ họng, ngực và lưng giúp giảm cơn ho. Kết hợp xông mũi bằng tinh dầu bạch đàn pha với nước ấm để làm dịu cổ họng và làm nghẹt mũi.


3. Chiết xuất xuyên bối mẫu:

Xuyên bối mẫu là loại thảo dược quý đã được sử dụng cách đây hàng nghìn năm trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh về phổi, đặc biệt là hen suyễn, viêm phế quản và giảm ho trong các trường hợp ho mãn tính, ho kèm khó thở, ho kèm tức ngực.

Xuyên bối mẫu – Vị thuốc cổ phương đặc trị ho đờm dai dẳng

Xuyên bối mẫu kích hoạt lại hệ thống lông mao, đẩy các chất thải ra ngoài để giải độc phổi. Việc làm sạch phổi và long đờm, giãn phế quản của xuyên bối mẫu trong hỗ trợ điều tị hen suyễn, COPD không chỉ giúp dễ thở, cải thiện chức năng phổi mà còn làm giảm tần suất các đợt cấp tính, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Bài thuốc như sau:

- Phương thuốc Nhị mẫu tán:

10g tri tán

8g xuyên bối mẫu

Tán chúng thành bột, hoặc sắc lấy nước uống với 3 lát gừng.

Xuyên bối mẫu – Vị thuốc cổ phương đặc trị ho đờm dai dẳng

- Phương thuốc Bối mẫu tán:

10g xuyên bối mẫu

6g hạnh nhân

10g mạch môn đông

10g tử uyển

6g trần bì

4g cam thảo

Tất cả đem sắc lấy nước uống.

Trước khi quyết định sử dụng các bài thuốc trên, người bệnh cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh và tình trạng chính xác mình gặp phải là gì, tránh việc sử dụng các bài thuốc 1 cách bừa bãi, truyền miệng, khiến tình hình bệnh trở nên tồi tệ hơn.