
Dưới đây là một số kinh nghiệm bạn cần biết khi chăm sóc bệnh nhân ung thư cổ tử cung:
- Sau khi người bệnh trải qua các giai đoạn điều trị, người nhà nên giúp đỡ bệnh nhân trong điều trị vật lý để người bệnh có thể nhanh bình phục hơn.
- Các bài tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày cùng với những người thân trong gia đình giúp cho người bệnh có thêm động lực để tập và cảm giác hưng phấn vui vẻ hơn.
- Người chăm sóc nên khuyến khích người bệnh tập yoga tuy có sự nhàm chán nhưng đây lại là cách để cơ thể bệnh nhân sớm thích nghi được với việc điều trị và khả năng hồi phục bệnh tình cao.
- Cần khéo léo khuyên bảo bệnh nhân từ bỏ thuốc lá với bia rượu. Thay vào đó, nấu nhiều món ngon và đẹp mắt bổ dưỡng sẽ kích thích họ trong việc ăn uống cũng như quên đi những thói quen có hại hàng ngày.
- Nên thêm vào khẩu phần ăn của người bệnh nhiều loại hoa quả để cung cấp các vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Có thể ban đầu sẽ rất khó khăn với một số người bệnh khó tính nhưng khi bạn hiểu được cảm giác họ phải chịu đựng, thì tự bạn sẽ biết làm cho bệnh nhân thay đổi cách nhìn.
- Người chồng ở bên cạnh không nên đòi hỏi chuyện tế nhị khi người vợ đang bị bệnh. Nhưng người mắc ung thư cổ tử cung có thể không cần kiêng kị quá lâu trong quan hệ tình dục, sau khi được mổ phẫu thuật từ 6-8 tuần phụ nữ có thể quan hệ với nam giới nếu muốn. Đồng thời, trong khi quan hệ nên thật nhẹ nhàng, tránh những tổn thương không đáng có gây ra cho người phụ nữ.
II Thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung
Một số loại thực phẩm có khả năng chống ung thư, vô hiệu hóa ảnh hưởng của các gốc tự do làm thúc đẩy sự phát triển ung thư cổ tử cung. Do đó, bệnh nhân ung thư cổ tử cung cần có một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp làm giảm khả năng phát triển và lây lan của các tế bào ung thư.
Vậy ung thư cổ tử cung nên và không nên ăn gì?
1. Những thực phẩm nên ăn:
- Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa như: phô mai, sữa chua, sữa lắc, sữa hương liệu, sữa chua uống, sữa nuôi cấy...
- Trứng: bao gồm các loại trứng được chế biến theo các cách như luộc, kho, đánh kem, trứng tráng, trứng ốp la...
- Thịt và gia cầm: Gà, thịt nạc, gà tây...
- Trái cây: bao gồm hầu hết các loại trái cây như dưa đỏ, xoài, đu đủ và ổi, nho, quả mơ, đào, cam, kiwi, chuối…
- Rau quả: Người bệnh nên ăn thêm các loại rau quả tươi hoặc đông lạnh. Rau màu xanh đậm như rau bi-na, măng tây, ớt xanh, bắp cải Brussels, bông cải xanh, cải xoong và các loại rau khác. Rau củ như khoai tây, khoai lang, bí ngô, cà rốt, củ cải, củ sắn. Nhiều loại rau quả màu vàng, đỏ và cam đậm.
- Đậu: Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành, đậu tây, đậu Hà Lan, hạt đậu gà, hạt đâu lăng…

- Thức uống: Nước, nước canh, thức uống lúa mạch tự làm, sinh tố hoa quả, trà hoa cúc, đồ uống điện giải pha loãng.
* Ngoài các thực phẩm kể trên, bạn cần để ý đến hàm lượng dưỡng chất, các loại vitamin có trong thực phẩm như: vitamin A, C, E và canxi....
- Vitamin A có trong các thực phẩm: gan, khoai lang, sữa, cà rốt, bí, trứng, cá ngừ…
- Vitamin C có trong các loại thực phẩm: cam, chanh quýt, bông cải xanh, cà chua…
- Vitamin E có trong các thực phẩm: hạnh nhân, củ cải, hạt dẻ, dầu thực vật, rau bina, bơ, xoài, đu đủ…
Bên cạnh chế độ ăn uống, bệnh nhân ung thư nên:
- Nên nằm khoảng 30 phút sau khi ăn, ăn làm nhiều bữa trong ngày, cách 2, 3 tiếng 1 lần vì khi bị ung thư cổ tử cung bệnh nhân thường buồn nôn dẫn tới khả năng chán ăn và cơ thể sẽ bị sụt giảm, gầy gò và mệt mỏi.
- Chế độ tập luyện đầy đủ, khoa học.
- Giữ tinh thần thoải mái, tâm lý thả lỏng.
2. Những thực phẩm nên tránh:
- Người bệnh ung thư cổ tử cung không nên ăn các thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh; những đồ ăn có vị cay, đắng, mặn, nóng; thức ăn không nên được chế biến bằng các phương pháp như hun khói, tẩm ướp, nướng, chiên, rán, muối, ngâm…
- Bệnh nhân ung thư cổ tử cung cũng cần tránh các thức ăn nhiều đường, dầu mỡ...
- Không hút thuốc, các chất kích thích.
- Các thức ăn có hàm lượng muối cao...
* Lưu ý chế độ dinh dưỡng theo từng thời kỳ
Với từng thời kỳ khác nhau, người bệnh ung thư cổ tử cung lại cần phải có những chế độ dinh dưỡng khác nhau.
- Với những người vừa thực hiện phẫu thuật, các món ăn cần thiết có thể kể đến gồm củ từ, nhãn, gan lợn.
- Với những người đang xạ trị, chế độ ăn cần có các loại thị, trứng, củ sen, mộc nhĩ….
- Sau khi phẫu thuật cần bổ khí dưỡng huyết, có thể ăn củ từ, cùi nhãn, hạt cẩu tử, gan lợn…
- Khi âm đạo bệnh nhân xuất huyết hoặc ra huyết trắng, những thực phẩm nên ăn gồm ba ba, trứng chim, thịt gà….