Quan niệm sai lầm về ung thư

Với bài viết này, Đông y Lý Văn Nguyên sẽ giải đáp cho mọi người cùng được biết về 10 quan niệm sai lầm trong cộng đồng hay được nhắc đến nhất xung quanh căn bệnh ung thư mà nhiều người vẫn hay nghĩ.

Quan niệm thứ nhất, về thủ phạm gây ra ung thư

Phần lớn nguyên nhân gây nên bệnh ung thư là do môi trường sống, lối sống không hợp vệ sinh, ăn uống không lành mạnh gây nên. Ung thư có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến, trong đó hút thuốc và chế độ dinh dưỡng là 2 lý do hình thành nên nhiều loại ung thư nhất.

Đừng bỏ qua dấu hiệu của những bệnh ung thư thường gặp

Trong đó, Hút thuốc lá là nguyên nhân của 30% loại ung thư như ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư bàng quang, ung thư dạ dày... Trong khói thuốc không chỉ có chất nicotine ảnh hưởng đến hệ tim mạch mà còn trên 40 loại hóa chất khác nhau gây ung thư. 

Các chất bảo quản, nhuộm màu thực phẩm có nguồn gốc hóa học, chất trung gian chuyển hóa và sinh ra từ thực phẩm bị nấm mốc, lên men gây ra nhiều loại ung thư đường tiêu hóa như dạ dày, gan, đại tràng... Gạo và lạc dễ bị nấm mốc aspergillus flavus xâm nhiễm và tiết ra chất độc aflatoxin gây ung thư gan nguyên phát. 

Rượu bia là nguyên nhân gây ung thư miệng, họng, thanh quản, vú... Tỷ lệ mắc ung thư gan ở nam giới cao thứ ba sau ung thư phổi và dạ dày, nguyên nhân chính là do xơ gan vì sử dụng rượu bia quá mức.

Quan niệm thứ 2, ung thư là bản án tử hình?

Ở các nước có nền y tế phát triển, 50% bệnh nhân ung thư chữa khỏi bệnh nhờ phát hiện sớm. Ở nước ta, tỷ lệ chữa khỏi thấp bởi 80% người bệnh phát hiện muộn. Nhiều người tin vào cách chữa phản khoa học, lang băm, mê tín dị đoan..., đến khi bệnh nặng quá mới tới bệnh viện thì đã chậm. Bệnh ung thư nguy hiểm nhưng nhưng 1/3 có thể phòng ngừa, 1/3 chữa khỏi ở giai đoạn sớm, 1/3 kéo dài cuộc sống ở giai đoạn muộn.

Các biện pháp phòng chống bệnh ung thư | Sở Y tế Nam Định

Quan niệm thứ 3, bị ung thư không được mổ?

Theo Thông tin từ Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, cho biết nhiều bệnh nhân cho rằng cứ "đụng dao kéo" sẽ chết sớm. Song, phẫu thuật vẫn là một trong những phương pháp điều trị quan trọng nhất trong đa số bệnh ung thư còn chỉ định. Phẫu thuật chia làm 2 loại là phẫu thuật giảm nhẹ triệu chứng và phẫu thuật triệt căn. Phẫu thuật triệt căn thực hiện ở giai đoạn bệnh phát hiện sớm, cắt bỏ khối u và nạo vét hạch. Phẫu thuật giảm nhẹ thường diễn ra khi bệnh nhân ở giai đoạn muộn, tế bào ung thư đã di căn. Khi đó, người bệnh không còn khả năng phẫu thuật triệt căn mà mục đích chính là giảm chèn ép và tránh sùi loét nhiễm trùng. Do đó, phẫu thuật lúc này giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, giảm đau đớn hoặc kéo dài sự sống cho người bệnh.

Ung thư vú ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa

Quan niệm thứ 4, không bồi dưỡng quá mức

Nhiều người cho rằng, bệnh nhân ung thư chỉ nên bồi dưỡng trong giai đoạn điều trị xạ trị, truyền hóa chất... còn sau đó chỉ nên ăn gạo lứt, muối vừng để không nuôi dưỡng khối u, nhằm làm khối u teo dần. Nhiều người còn không uống sữa, ăn thịt, trứng mà chỉ ăn chay... Sai lầm này khiến bệnh nhân suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị, rút ngắn thời gian sống đồng thời làm tăng tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng tử vong. Theo các bác sĩ, chế độ ăn uống cần đầy đủ và cân đối gồm rau, hoa quả, sữa chua, tránh thực phẩm giàu đạm, đường, lipid, kiêng đồ cay, nóng, chất kích thích trước, trong và sau quá trình điều trị. Nhờ vậy người bệnh nâng cao thể lực, đủ sức theo hết liệu trình điều trị và giảm tác dụng phụ không mong muốn.

UNG THƯ PHỔI CÓ THỂ ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN Ở GIAI ĐOẠN SỚM KHÔNG?

Quan niệm thứ 5, bệnh ung thư có tính lây lan?

Ung thư không phải là bệnh truyền nhiễm. Bệnh không lây nhiễm qua đường máu, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con, tiếp xúc... Vì vậy, không có lý do gì để xa lánh hay phải có biện pháp phòng tránh đối với người bệnh ung thư.

Cách xác định các giai đoạn của ung thư | Vinmec

Quan niệm thứ 6, đi đám tang làm cho bệnh di căn và tái phát trở lại?

Bản chất của ung thư là tái phát và di căn. Khi đã chữa ung thư, phải luôn tuân thủ việc tái khám. Nếu giai đoạn sớm, nguy cơ tái phát ít nhưng không ai dám chắc sẽ diệt được tế bào ung thư cuối cùng. Cảm giác mệt mỏi mà những người bệnh nhận thấy sau khi dự đám tang là do ảnh hưởng về mặt tâm lý. Đây cũng là cảm giác xảy ra không chỉ với người bệnh ung thư mà với bất cứ người nào. Cho nên không có cơ sở nào chứng minh rằng đi đám tang là nguyên nhân gây tái phát hoặc di căn ung thư.

Cơ chế hình thành bệnh ung thư - Kingfucoidan.vn

Quan niệm thứ 7, sừng tê giác chữa được ung thư?

Sừng tê giác thực chất cấu tạo của nó cũng giống như móng tay móng chân của con người, và không hề chữa được căn bệnh nào kể cả ung thư. Mọi người không nên dung nạp những thứ chưa được khoa học chứng minh vào cơ thể, khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Quan niệm thứ 8, người khỏe mạnh sẽ không bị ung thư?

Không có ai khỏe mạnh hoàn toàn cả, và quan niệm này hoàn toàn vô căn cứ. Bất kỳ ai cũng có thể bị ung thư. Mầm mống ung thư có thể xuất hiện và phát triển trong thời gian dài bên trong cơ thể, không gây ra triệu chứng cảnh báo sớm nên khó có thể phát hiện bệnh. Nguyên nhân gây nên bệnh ung thư xuất hiện từ rất nhiều yếu tố khác nhau trong cuộc sống, rất khó để con người có thể kiểm soát.

5 triệu chứng ung thư máu giai đoạn đầu và cách điều trị

Quan niệm thứ 9, chỉ phụ nữ mới bị ung thư vú

Đúng là ung thư vú đa phần xảy ra ở phụ nữ. Nhưng bệnh ung thư vú ở đàn ông đang có dấu hiệu gia tăng trong những năm trở lại đây. Nên nhớ là bệnh ung thư thì không chừa bất kỳ ai.

Quan niệm thứ 10, ung thư không có phương pháp điều trị

Mặc dù ung thư là căn bệnh nguy hiểm, tốc độ tiến triển nhanh, nhưng vẫn có phương pháp điều trị.

 

Hiện nay, 1 số phương pháp tiên tiến điều trị ung thư phổ biến đó là hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, liệu pháp điều trị trúng đích, điều trị nội tiết… Tùy vào giai đoạn bệnh, kích cỡ khối u, tình trạng cơ thể bệnh nhân, mà bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.