Thực hư việc ăn nhiều thịt đỏ gây ung thư

Thịt đỏ gọi chung cho những loại thịt được lấy từ gia súc như trâu, bò, lợn, cừu, dê, ngựa v.v... trong những năm qua, thịt đỏ và thịt đã chế biến trở thành món ăn không thể thiếu trong khẩu phần ăn của mỗi người, và nó trở thành 1 tác nhân gây ung thư. Điều này có đúng hay không? Hãy theo dõi bài viết sau của chúng tôi.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng, cơ thể con người trung bình tiêu thụ 76gram thịt đỏ hoặc thịt chế biến mỗi ngày, có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn 20% so với việc chỉ tiêu thụ khoảng 21 gram thịt đỏ mỗi ngày.

Người ta xếp thịt đỏ vào hàng thực phẩm có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới ung thư đại trực tràng, tuy nhiên những bằng chứng khoa học chứng minh điều này còn hạn chế. Thực tế cho thấy, những loại thịt đỏ chế biến sẵn như thịt nguội hay xúc xích mới là thủ phạm thực sự.

Ăn thịt đỏ có gây ung thư không và 10 sự thật bạn nên biết

Các loại thịt đỏ chế biến sẵn được WHO xếp vào danh mục tác nhân gây ung thư nhóm 1- được coi là nguy hiểm hơn nhóm 2A- bao gồm thịt đỏ chưa chế biến, bởi thịt chế biến sẵn có thành phần nitrate, nitrite và muối, là những yếu tố được cho là có thể trực tiếp gây ung thư.

WHO đã đưa ra 1 số bằng chứng cho thấy rằng, tiêu thụ khoảng 5 dải thị xông khói mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng tới 18%. Ngay cả khi bạn chỉ ăn 5 miếng mỗi ngày thì bạn cũng sẽ có 5% nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng ở 1 thời điểm nào đó trong đời.

Viện Nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ và Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế Giới đã công bố 1 số báo cáo trong vòng 10 năm qua về ảnh hưởng của chế độ ăn uống, dinh dưỡng, và hoạt động thể chất đối với nguy cơ mắc 1 số loại ung thư.

Bạn đã biết cách ăn thịt đỏ để không gây hại cho sức khỏe?

Nghiên cứu gần đây nhất được công bố vào 2017, cho thấy tiêu thụ thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng, tương tự như khi uống nhiều hơn 2 cốc đồ uống có cồn mỗi ngày. Mặt khác, ăn ngũ cốc nguyên hạt hàng ngày và tăng cường hoạt động thể chất có thể làm giảm nguy cơ.

Năm 2015, cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế của WHO (IARC) đã phân loại thịt chế biến sẵn là chất gây ung thư cho người nhóm 1 trên cơ sở đủ bằng chứng về ung thư đại trực tràng. Ngoài ra còn có mối liên quan với bệnh ung thư dạ dày.

IARC cũng đã phân loại thịt đỏ có khả năng gây ung thư cho con người (nhóm 2A). Quyết định này dựa trên dữ liệu liên quan cho thấy có bằng chứng cơ học mạnh mẽ về tác động gây ung thư. Hiệp hội này đã quan sát chủ yếu cho ung thư đại trực tràng nhưng cũng cho cả ung thư tuyến tụy và ung thư tuyến tiền liệt.

Sự thật về thịt đỏ: Cách ăn và chế biến tốt nhất - Trí Thức VN

Chúng ta không thể hoàn toàn loại bỏ thịt đỏ ra khỏi chế độ ăn nhưng bạn có thể giảm thiểu các ảnh hưởng xấu của chúng bằng cách duy trì những thói quen dinh dưỡng lành mạnh như ăn nhiều hoa quả, rau xanh, kiểm soát tốt cân nặng và từ bỏ (hay không hút) thuốc lá.

Ước tính của GLOBOCAN 2018 cho thấy 2018 có 18,1 triệu ca ung thư mới và 9,6 triệu ca tử vong do ung thư. Một trong 5 nam và 1 trong 6 nữ trên toàn thế giới có thể bị ung thư trong suốt cuộc đời của họ, và 1 trong 8 nam và 1 trong 11 phụ nữ sẽ chết vì căn bệnh này, tổng số người còn sống trong vòng 5 năm được chẩn đoán ung thư, ước tính là 43,8 triệu người.

Theo GS Trần Văn Thuấn- giám đốc bệnh viện K trung ương nói rằng: bệnh ung thư có thể phòng ngừa được phần nào nếu ăn uống hợp lý, PGS Thuấn cho biết trong ung thư các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, thói quen ăn uống ít nhiều tác động kích hoạt tế bào ung thư.

Những lý do để bạn ngừng ăn thịt đỏ | VnEconomy

Một chế độ ăn giàu chất xơ, nhiều trái cây hoa quả sẽ giảm nguy cơ ung thư. Còn chế độ ăn nhiều thịt đỏ, chất béo thì làm tăng nguy cơ ung thư. Thịt đỏ không phải là nguyên nhân gây ung thư, nhưng ăn quá nhiều và chế biến bằng cách tẩm ướp, chiên nướng sẽ làm gia tăng nguy cơ ung thư. Cách tốt nhất đó là cân bằng chế độ dinh dưỡng một cách hợp lý để phòng bệnh.