Thực phẩm cho bệnh nhân ung thư lưỡi
ng thư lưỡi là một loại ung thư vùng miệng thường phát triển từ tế bào biểu mô vảy trên bề mặt lưỡi, với biểu hiện là khối u hoặc vết loét.
Bệnh ung thư lưỡi không những ảnh hưởng đến sức khỏe, mà con đường ăn uống bị ảnh hưởng khiến người bệnh không còn cảm giác ngon miệng. Người bệnh rất muốn ăn nhưng lại không ăn được và khó nuốt.
Do đó, việc lựa chọn các thực phẩm cho người bệnh là vấn đề khá quan trọng cho những người đang mắc bệnh. Trong video ngày hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn những loại thực phẩm dành cho bệnh nhân ung thư lưỡi.
1. Sữa và cháo
Những người bệnh ung thư lưỡi, cơ thể mệt mỏi, lưỡi đau nên thường chán ăn và cũng khó nuốt thức ăn. Bởi vậy, khi chăm sóc người bệnh những loại thức ăn mềm và loãng là biện pháp tối ưu nhất.
Sữa và cháo nấu loãng là một giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề này sau khi người bệnh ung thư lưỡi điều trị xạ trị. Theo các bác sĩ, loại thức ăn kết hợp trên cũng khiến cho người bệnh nhanh cảm thấy đói, nên giúp người bệnh bổ sung thêm được nhiều bữa trong ngày hơn. Bởi vậy sữa được đánh giá là thực phẩm phù hợp cho người bệnh ung thư lưỡi.
2. Ngũ cốc
Khi cơ thể bị suy nhược vì bị bệnh ung thư lưỡi, bạn có thể bổ sung thêm nhiều ngũ cốc vào bữa ăn cho người bệnh. Bạn có thể sử dụng các loại ngũ cốc ở dạng bột, kết hợp cùng với một số loại rau củ quả như khoai lang, khoai tây, bí ngô… Tuy nhiên với những thức ăn này, bạn nên tránh ăn đồ ăn vào bữa tối muộn, vì những loại này khiến người bệnh bị khó tiêu hóa hơn.
3. Rau xanh
Khi bị bệnh ung thư lưỡi, người bệnh cũng cần được bổ sung nhiều loại rau xanh sẽ rất tốt cho sức khỏe, tốt cho đường tiêu hóa. Trong đó, người bệnh ung thư lưỡi có thể sử dụng các loại rau xanh nấu nhừ như rau cải ngọt, đậu cu ve, rau muống súp lơ đều được. Trường hợp người bệnh khó nuốt do lưỡi đau, miệng đau, thì bạn có thể xay nhừ rau bằng máy xay sinh tố, rồi nấu cũng được.
4. Nước ép trái cây
Để tránh khi đau và bổ sung được các vitamin vào cơ thể, người bệnh ung thư lưỡi nên uống những loại nước ép trái cây có độ ngọt tự nhiên vừa phải như cam, ổi, dưa hấu, thanh long, bơ... vừa dễ uống lại vừa làm dịu được những phần đau đớn tại lưỡi người bệnh.
5. Nước lọc
Thành phần nước luôn phải thường trực hàng ngày và phải cung cấp đều đặn vào cơ thể 2 lít nước mỗi ngày giúp thanh lọc các chất độc từ cơ thể ra bên ngoài. Có thể uống nước kết hợp với ăn uống để việc ăn uống tiền hành được dễ dàng hơn
6. Mỳ
Khi đã hồi phục ăn uống được, lưỡi không còn bị đau, có thể ăn thêm mì bánh đa hoặc miến nấu với nước xương hay thịt. Mì, bánh đa được thay thế trong trường hợp ăn cháo người bệnh không có cảm giác ngon miệng nữa.